Bị con gái bỏ rơi, cụ ông hoảng loạn không muốn rời bệnh viện

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù được đội cứu trợ tận tình đưa về quê hương nhưng trong cảnh bị con gái bỏ rơi, bản thân lại không thể tự chăm lo cho mình, ông Trần đã bị hoảng loạn.
Bị con gái bỏ rơi, cụ ông hoảng loạn không muốn rời bệnh viện
Hộ lý Dương Tú Lan là người chăm sóc ông Trần những ngày ở viện.
Sau nhiều năm lao động vất vả ở thành phố đảo Tần Hoàng (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), ông Trần Bình Tướng (65 tuổi, người Nam Xung, tỉnh Tứ Xuyên) đã phải nhập viện do lao lực. Trước sức nặng về chi phí khám chữa cũng như việc chăm sóc quá vất vả, ngày 26/4, ông đã bị con gái bỏ rơi sau khi để lại thư từ biệt. Vì không có người nhà chăm sóc nên hộ lý Dương Tú Lan đã chăm sóc ông hơn một tháng trong lúc ông ở viện.
Cuối tháng 6, khi bệnh tình của ông Trần đã đỡ, bệnh viện quyết định cho ông ra viện. Đội cứu trợ thành phố đảo Tần Hoàng liên lạc và đưa ông về quê hương để đoàn tụ cùng người thân. Ngày 25/6, khi nghe hộ lý Dương Tú Lan nói về việc mình sẽ được đưa về quê, ông Trần tỏ ra rất lo lắng. Cảm xúc của một người sắp được trở về quê hương sau bao ngày xa cách xen lẫn sự lo lắng khi giờ đây bản thân rất khó để chăm sóc được mình khiến ông Trần bị xúc động mạnh.
Ông Trần bị xúc động mạnh khi biết mình phải về quê.
Sáng ngày 2/7, sau khi biết tin hôm sau sẽ lên đường về quê, ông Trần đã rơi lệ. Lá thư từ biệt của con gái không chỉ khiến người cha già vô cùng đau khổ mà còn lo lắng cho bản thân khi phải trở lại quê hương.
Lá thư từ biệt của con gái để lại cho ông Trần tại bệnh viện.
Sáng ngày 3/7, 4 nhân viên cứu trợ đến để đưa ông Trần đi ra tàu về quê. Ông Trần có vẻ rất hoảng loạn khi phải rời khỏi bệnh viện. Hộ lý Dương đã trấn an và giúp ông thay đôi tất đỏ, với ý nghĩa lên đường bình an.
Ông Trần hoảng loạn khi phải rời khỏi viện.
Nhân viên cứu trợ đưa ông Trần ra khỏi bệnh viện.

Do đường về quê ông Trần phải chuyển tàu ở ga Trịnh Châu nên nhân viên cứu trợ đã cùng ông đi suốt chặng đường để giúp ông. Khi tàu chuẩn bị chạy, ông Trần lại càng mất bình tĩnh. Cuối cùng, ông cũng đã lên chuyến xe lửa từ ga Sơn Hải để về quê.
Nhân viên cứu trợ đưa ông Trần ra tàu về quê.
Nhân viên cứu trợ mua cho ông vé giường nằm.
Trên đường đi, do sợ hãi ông Trần liên tục nói tiếng địa phương khiến nhân viên cứu trợ không hiểu nổi. Họ chỉ biết thay nhau nắn chân tay cho ông để giúp ông thoải mái hơn.
Nhân viên cứu trợ nắn chân tay để giúp ông dễ chịu hơn.
22 giờ 30 phút ngày mùng 4/7, chuyến tàu đã đến ga Nam Xung – Tứ Xuyên. Nhân viên cứu trợ đã giúp ông Trần đặt chân lên mảnh đất quê hương.
Nhân viên cứu trợ ở ga Nam Xung đến hỗ trợ đón ông Trần. Họ sắp xếp một căn phòng nhỏ và giúp ông kiểm tra lại sức khỏe.
22 giờ 52 phút, bác sĩ trực ban giúp ông Trần kiểm tra sức khỏe và trấn an ông.

Sáng ngày 5/7, nhân viên cứu hộ đưa ông về Huyện Nghị Long - nơi ông ở trước đây. Đường đi gập ghềnh nên lái xe đã cố gắng lái rất chậm để ông Trần không bị đau. 13 giờ chiều ngày 5/7, họ đã đưa ông Trần về đến làng Ba Tiêu - nơi ông Trần Bình Giang - em trai thứ ba ông, đang đợi sẵn. Ông Trần Bình Giang xúc động không nói nên lời khi nhìn thấy anh trai lâu năm không gặp. Ông cũng chỉ run rẩy nói được một câu với đội cứu trợ: “Cám ơn anh em tốt ở đảo Tần Hoàng”.
Ông Trần Bình Giang bón cơm cho anh trai trên đường về nhà.
14 giờ 38 phút ngày 5/7, ông Trần đã trở về nhà của mình. Mặc dù chính quyền địa phương đã giúp ông sửa sang lại căn nhà đất năm xưa của ông, nhưng căn nhà vẫn rất lụp xụp.
Ngồi nhà đất của ông Trần.
Bên trong nhà hầu như không có một đồ dùng gì ngoài cái giường ông đang nằm, một chiếc máy thu hình cũ và một chiếc đèn. Thời tiết ẩm ướt, oi bức càng làm cho căn nhà đất của ông Trần nhìn tồi tàn hơn.
Bên trong nhà ông Trần.
Hai em trai thứ hai và thứ ba của ông Trần tỏ ra rất lo lắng khi thấy ông về quê bởi cuộc sống của chính họ cũng đã rất vất vả, làm sao có thể cưu mang thêm được người anh ốm đau, gần như không thể đi lại.
2 em trai và hàng xóm đều lo lắng khi ông Trần được đưa về quê.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật