Theo Đài phát thanh và truyền hình Thụy Sĩ RTS, các nhà khoa học Đức và Thụy Sĩ thuộc trường Đại học Bách khoa Zurich đã phát hiện ra một yếu tố mới tác động đến khí hậu toàn cầu khi tiến hành nghiên cứu trận động đất mạnh 8,1 độ Richter xảy ra trên bờ biển Pakistan vào năm 1945.
Theo kết quả nghiên cứu, trận động đất này đã giải phóng một lượng lớn khí mêtan, một loại khí nhà kính mạnh hơn gấp 20 lần khí carbon dioxyde (CO2). Nếu hiện tượng này tái diễn thì có thể nói, động đất đã có tác động mạnh đến biến đổi khí hậu.
Sau trận động đất nói trên, khoảng 7 triệu m3 khí mêtan, tương đương với 10 tàu trở dầu cỡ lớn, đã thoát ra từ đáy biển.
Nhà khoa học Michael Strasser, thuộc EPFZ cho biết:"Nghiên cứu của họ cho thấy lần đầu tiên động đất có thể giải phóng khí mêtan trong lòng đất."
Các nhà khoa học cho rằng khí này sẽ thoát ra trong thời gian dài đến khi cạn kiệt.
Động đất có thể giải phóng khí nhà kính trong lòng đất
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bách khoa Zurich (EPFZ), Thụy Sĩ vừa mới phát hiện ra các cơn địa chấn có thể giải phóng khí mêtan cũng như tác động đến biến đổi khí hậu.