Ngày 27/11/2023, Quốc hội Khóa XV chính thức thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Vậy, việc thu nhập ADN để làm thẻ Căn cước sẽ được thực hiện thế nào?
Tại điểm d, khoản 1, Điều 16, Luật Căn cước số 26/2023/QH15 quy định về việc thu thập AND, giọng nói như sau: “Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi:
- Người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng Hình Sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
- Cơ quan tiến hành tố tụng Hình Sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh”.
Như vậy, người dân không bắt buộc phải cung cấp ADN, giọng nói khi đi làm thẻ Căn cước từ ngày 1/7/2024. Chỉ khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà cần có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành thu thập và chuyển cho cơ quan quản lý Căn cước cập nhật.
Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 còn có nhiều điểm mới, trong đó có quy định, trình tự cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi.