Tại sao cực quang phương Bắc xuất hiện nhiều gần đây?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện tượng cực quang phương Bắc (Aurora Borealis) đã trở thành một cảnh tượng tuyệt đẹp trong năm 2024, khi những dải ánh sáng rực rỡ làm sáng bừng bầu trời trên khắp nước Mỹ.
Tại sao cực quang phương Bắc xuất hiện nhiều gần đây?
Bầu trời đêm ở Wisconsin, Mỹ rực sáng với cực quang phương Bắc khi một cơn bão địa từ mang đến màu hồng và xanh lá. (Nguồn: Getty Images)

Đặc biệt, vào tháng 5, một cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong 21 năm đã khiến cực quang bùng phát mạnh mẽ. Đến ngày 17/10, hiện tượng huyền diệu này lại tiếp tục xuất hiện, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Các nhà khoa học dự báo rằng cực quang sẽ còn xuất hiện trong vài tháng tới, bởi vì Mặt Trời đang ở giai đoạn "cực đại" trong chu kỳ 11 năm, khi các hoạt động của nó trở nên mạnh mẽ nhất.

Mặt Trời trải qua một chu kỳ kéo dài 11 năm, trong đó hoạt động của nó biến đổi từ yên ắng đến sôi động. Ở đỉnh điểm của chu kỳ, các cực từ của mặt trời sẽ đảo chiều, dẫn đến các cơn bão mặt trời dữ dội. Chu kỳ hiện tại, gọi là Chu kỳ Mặt Trời 25, bắt đầu từ năm 2019 và dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2025.

Cực quang và những vụ phun trào mặt trời gần đây

Các vết đen trên Mặt Trời và những vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa là hai yếu tố quan trọng tạo ra cực quang.

Khi chu kỳ mặt trời đạt cực đại, số lượng vết đen tăng lên, làm bùng phát các vụ phun trào hạt tích điện (ion), còn gọi là gió mặt trời. Ngày 8/10, một vết đen khổng lồ trên mặt trời bùng nổ, phóng ra luồng hạt tích điện hướng về Trái Đất, các hạt này va chạm với bầu khí quyển Trái Đất, đặc biệt là ở gần cực Bắc, chúng tương tác và tạo ra hiện tượng ánh sáng rực rỡ của cực quang.

Hiện tại, cực quang thường xuất hiện ở gần Vòng Bắc Cực, nhưng khi hoạt động của mặt trời tăng cường, hiện tượng này có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi hơn. Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng cực quang, bạn cần chọn những nơi tối, không có ánh sáng nhân tạo và bầu trời phải thật trong.

Theo ông Shawn Dahl, chuyên gia dự báo tại Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC), MặtTrời hiện đang ở giai đoạn cực đại của chu kỳ 11 năm, chúng ta có thể sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều hiện tượng cực quang hơn nữa trong suốt năm nay, năm sau và có thể kéo dài đến năm 2026, trước khi hoạt động của mặt trời giảm dần.

Vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa gần đây đã gây ra một cơn bão địa từ mạnh gấp 6 lần bình thường. Những cơn bão như vậy có thể gây gián đoạn tạm thời các hệ thống vô tuyến, GPS và điện. Các chuyên gia còn lo ngại rằng những cơn bão này có thể ảnh hưởng đến công tác cứu trợ thiên tai, chẳng hạn như sau bão Milton gần đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật