Điều đặc biệt về thiên hà "xuyên không" này không chỉ nằm ở khoảng cách xa xôi mà còn ở cách nó phát triển và hình thành sao, hoàn toàn khác biệt so với các thiên hà hiện đại.(Ảnh: NASA/ESA/CSA)
NGC 1549 được hình thành chỉ 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, khi vũ trụ còn rất trẻ. Thiên hà này nhỏ hơn Ngân Hà của chúng ta khoảng 100 lần nhưng lại có tốc độ hình thành sao ở các khu vực ngoài rìa rất mạnh mẽ. Điều này trái ngược với các thiên hà hiện đại, nơi sự hình thành sao thường tập trung ở lõi và giảm dần ra ngoài.(Ảnh: Wikipedia)
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Sandro Tacchella từ Đại học Cambridge, NGC 1549 có lõi sao dày đặc nhưng trở nên thưa thớt hơn ở các "vùng ngoại ô". Thiên hà này đang mở rộng bằng cách tăng tốc hình thành sao ở các vùng ngoại rìa, tạo nên các “thành phố vệ tinh” - một cách phát triển hoàn toàn ngược với các thiên hà ngày nay.(Ảnh: ZME Science)
NGC 1549 có khả năng tăng gấp đôi khối lượng sao của nó ở vùng ngoại vi khoảng 10 triệu năm một lần, một tốc độ đáng kinh ngạc so với Ngân Hà của chúng ta, chỉ có thể tăng gấp đôi khối lượng sau mỗi 10 tỷ năm. Mật độ lõi thiên hà và tốc độ hình thành sao cao cho thấy vào thời điểm quan sát, thiên hà này rất giàu khí cần thiết để hình thành các ngôi sao mới.(Ảnh: SciTechDaily)
Khám phá về NGC 1549 không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các thiên hà cổ đại phát triển mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về môi trường vũ trụ sơ khai. (Ảnh: enanyang)
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm các thiên hà “đồng trang lứa” với NGC 1549 để hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong cách các thiên hà hình thành và phát triển.(Ảnh: Independent Tũrkce)
Thiên hà NGC 1549 thực sự là một minh chứng cho sự kỳ diệu và phức tạp của vũ trụ, mở ra nhiều câu hỏi mới và thách thức cho các nhà thiên văn học trong việc giải mã những bí ẩn của không gian.(Ảnh: MSN)