5 bí ẩn chưa có lời giải về Tần Thủy Hoàng: Số 4 khiến người đời tranh cãi đến tận ngày nay

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
5 bí ẩn chưa có lời giải về Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa vẫn khiến sử gia bàn nói đến tận ngày nay.
5 bí ẩn chưa có lời giải về Tần Thủy Hoàng: Số 4 khiến người đời tranh cãi đến tận ngày nay
Ảnh minh họa

Cuộc đời của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa vẫn khiến sử gia bàn nói đến tận ngày nay.

- Tướng mạo của hoàng đế

- Thuốc trường sinh bất tử

- Ai đào phá Lăng Tần Thủy Hoàng?

- Ai là cha ruột Tần Thủy Hoàng?

- Hoàng hậu của Tần Vương là ai?

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử thống nhất Trung Hoa. Điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, cuộc đời và những bí ẩn xoay quanh hoàng đế lên ngôi Tần Vương năm 13 tuổi này vẫn khiến sử gia Trung Quốc hiện đại phải dày công khám phá, tìm hiểu. 5 trong số những bí ẩn lớn nhất về Tần Thủy Hoàng là gì?

Tướng mạo của hoàng đế

Cuốn bách khoa toàn thư "Thái bình ngự lãm" (một trong Tống tứ đại thư của Trung Quốc) ghi rằng: Tần Thủy Hoàng có dung mạo phi phàm. Mắt to, dài và sáng. Cả khuôn mặt lớn, miệng hổ, thâ‌n hìn‌h cao lớn.

Theo "Bản thảo lịch sử nhà Tần", Tần Thủy Hoàng là một hình tượng hoàng đế điển hình trong sách: Ông cao 1,98 mét, dáng vẻ vừa uy nghiêm, vừa cường tráng, phương phi.

Nếu ghi chép là đúng thì Tần Thủy Hoàng là một người cao lớn, toát lên vẻ quyền lực tuyệt đối của người tiêu diệt sáu nước chư hầu năm 221 TCN.

Tuy nhiên, theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Úy Liêu - người có công rất lớn trong việc ph‌ò tá Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ - không có ấn tượng tốt về tướng mạo hoàng đế. Nhìn kỹ khuôn mặt của Tần Thủy Hoàng, đôi mắt dài, mũi hình yên ngựa, giọng nói to ồm, bộ râu lớn và đặc biệt vị hoàng đế này không cao như nhiều cuốn khác từng mô tả.

Như vậy, tướng mạo thực sự của Tần Thủy Hoàng có lẽ đến nay vẫn còn là nhiều bí ẩn. Hình ảnh có được của vị hoàng đế này có lẽ được họa sĩ vẽ nên nhờ những ghi chép chung nhất về ông.

Số phận bí ẩn của người khiến Tần Thủy Hoàng tin thuốc trường sinh là có thật

Hơn 2.200 năm trước, Tần Thủy Hoàng lên ngôi xưng hoàng đế. Nắm trong tay cả thiên hạ, quyền lực đạt đến đỉnh cao không ai có thể với tới, đó cũng là lúc ông đi tìm cho mình phương thức để hưởng đặc quyền đó... mãi mãi bằng cách đi tìm thuốc trường sinh bất tử.

Một lần, sau khi Tần Thủy Hoàng đến núi Thái Sơn, ông đã đi ngang qua Long Khẩu (nay thuộc Sơn Đông) trong chuyến du hành về phía đông - lúc đó gọi là Quận Hoàng, dưới sự sắp xếp của quan lại địa phương, nhà giả kim Từ Phúc đã gặp hoàng đế với tư cách là một danh nhân địa phương và xin được tháp tùng hoàng đế.

Khi đến khu vực là Giao Nam ngày nay, Từ Phúc nói rằng có ba ngọn núi thiêng ở biển Bột Hải và những người sống trong đó sau khi ăn thuốc trường sinh từ những ngọn núi, họ đều trở nên bất tử, trở thành thần từ đó. Từ Phúc nguyện lên đường tìm phương thuốc đó cho Tần Thủy Hoàng.

Nghe vậy, hoàng đế rất mừng, liền ban cho Từ Phúc rất nhiều vàng bạc châu báu và lệnh cho người này dẫn theo 1.000 đồng nam và đồng nữ cùng 3 năm lương thực dự phòng lên đường tìm thuốc tiên.

Không lâu sau, Từ Phúc trở về tay trắng. Họ thất bại trong việc tìm kiếm ngọn núi thiêng nhưng không dám thú nhận với Tần Thủy Hoàng nên đã bịa chuyện rằng trên đường đi gặp thủy quái khổng lồ nên đành thoái lui. Không từ bỏ ý định ban đầu, Tần Thủy Hoàng sai cung thủ và Từ Phúc dẫn 3000 người nữa giương buồm vượt biển tìm thuốc trường sinh.

Bẵng đi một thời gian, Tần Thủy Hoàng vẫn không thấy Từ Phúc trở về cùng thuốc quý. Tung tích của Từ Phúc từ đó chìm vào quên lãng.

Theo lời kể thì có thể Từ Phúc đã bị đắm tàu, hoặc nhiều khả năng là người này đã đến Nhật Bản sinh sống đến cuối đời tại đó.

Hạng Vũ đào phá Lăng Tần Thủy Hoàng

Năm 13 tuổi, khi Tần Vương vừa lên ngôi, ông đã lệnh cho người xây dựng lăng tẩm cho mình. 38 năm sau, đại công trình này mới hoàn thành.

Khi qua đời ở tuổi 49, Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong lăng mộ xa hoa cùng đội quân binh mã nổi tiếng hàng nghìn tượng kích cỡ người thật.

Vốn nghĩ lăng mộ của hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sẽ chứa đầy vàng bạc, châu báu, nên lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nhanh chóng trở thành mục tiêu của nhiều người, trong đó có Hạng Vũ.

Sử gia Tư Mã Thiên ghi lại rằng, một trong những tội ác lớn nhất của Hạng Vũ là đốt cung Tần và cướp lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Ngoài “Sử ký” thời Tây Hán của Tư Mã Thiên, cuốn “Thủy Kinh chú” (một tác phẩm đồ sộ về địa lý Trung Quốc thời cổ đại) của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy cũng ghi rõ Hạng Vũ đã dùng 300.000 người để đào Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sau đó, y phải mất 30 ngày để vận chuyển vàng, bạc, đồ trang sức và các đồ đạc khác ra khỏi lăng.

Đánh giá từ kết quả khảo cổ học từ năm 1962, quả thực có dấu hiệu bị đánh cắp từ các hố chôn trong các lăng mộ hoàng gia, đồng thời cũng có dấu hiệu bị đốt cháy trên các công trình trên mặt đất. Đây là những sự thật không thể chối cãi.

Động cơ trực tiếp nhất của Hạng Vũ khi trộm lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể là để trả thù cho ông nội Hạng Yên đã bị người Tần giết chết; để xóa bỏ mối hận thù của Tần vì đã tiêu diệt Chu; và nhân cơ hội này để trút ác ý lên người dân nước Tần.

Hạng Vũ trước đó đốt thành Hàm Dương và cung A Phòng, nhưng điều này vẫn chưa đủ để trút giận nên đã phá hủy lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và đốt cháy các cung điện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Những tàn tích kiến trúc của nghĩa trang vẫn còn đất đỏ và tro tàn do lửa thiêu rụi.

Sự thật không thể chối cãi là Hạng Vũ đã khai quật Lăng Tần Thủy Hoàng, nhưng với độ sâu, công trình kiên cố và an ninh chặt chẽ của cung điện ngầm trong Lăng Tần Thủy Hoàng, cho dù Hạng Vũ có ý định khai quật thì cũng chưa chắc có thể thực hiện được. Vì lăng mộ này có thể có nhiều tầng, lớp khác nhau.

Vì vậy, cũng có thể sau khi Hạng Vũ lấy đi kho báu phía trên đã đốt phá các công trình trên mặt đất của lăng mộ Tần Thủy Hoàng mà không hề hay biết lăng mộ có thể còn các tầng bên dưới, quan trọng hơn.

Hành động này bị người đời lầm tưởng là Hạng Vũ đã đánh cắp lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Lã Bất Vi là cha ruột Tần Thủy Hoàng?

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống trị thiên hạ trong thời kỳ chuyên quyền hàng nghìn năm của Trung Quốc. Các quốc vương, phi tần, hoàng tử, công chúa của sáu nước chư hầu đều quỳ xuống cúi đầu sợ hãi.

Ở đỉnh cao quyền lực, nắm trong tay quyền định đoạt thiên hạ là thế nhưng Tần Thủy Hoàng có nhiều bí mật khiến người đời không khỏi tranh cãi mãi về sau. Một trong những bí mật đó là Lã Bất Vi.

Triệu Cơ - mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng - trước khi trở thành Vương hậu duy nhất của Tần Trang Tương vương, đã là thê thiếp của Lã Bất Vi (vốn là thương nhân nước Vệ, sau trở thành Tướng quốc của nhà Tần).

Vì vậy, việc Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi hay của Tần Trang Tương vương vẫn là chủ đề còn tranh cãi đến tận ngày nay.

"Sử ký" ghi lại rằng, Tướng quốc của nhà Tần Lã Bất Vi vốn là một người giàu có ở Bộc Dương, Hà Nam và là một doanh nhân nổi tiếng. Nhưng người này không hài lòng với địa vị và cuộc sống với khối tài sản khổng lồ. Thứ mà Lã Bất Vi khao khát chính là quyền lực hoàng gia.

Chính khát khao quyền lực này đã đưa Lã Bất Vi có mối quan biết với Tần Trang Tương vương. Khi Lã Bất Vi mời Tần Trang Tương vương về nhà uống rượu, người này liền say mê vẻ đẹp của Triệu Cơ - khi đó là thiếp của Lã Bất Vi.

Để nhanh chóng đạt được mục tiêu quyền lực, Lã Bất Vi dâng Triệu Cơ cho Tần Trang Tương vương. Ít lâu sau Triệu Cơ hạ sinh Doanh Chính (tên thật của Tần Thủy Hoàng).

Bí ẩn về vị hoàng hậu đầu tiên

Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Tương truyền, có 1 người phụ nữ nổi tiếng được ông yêu quý nhất là A Phòng. Người này không chỉ xinh đẹp mà còn lớn lên cùng Hoàng đế Tần. Vì yêu quý nàng A Phòng nên Tần Thủy Hoàng cho xây dựng hẳn cung điện mang tên nàng - Cung A Phòng. Tuy nhiên, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, dù cung điện vẫn được xây dựng đã không hoàn thành trọn vẹn khi nhà Tần sụp đổ.

Người ta kể rằng sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước chư hầu, ông muốn phong A Phòng làm hoàng hậu. Vì bà là người nước Triệu nên ông đã bị các quan đại thần phản đối kịch liệt.

Sau khi bị phản đối và chứng kiến những điều xảy ra với mẹ ruột, Tần Thùy Hoảng cho rằng sau khi những người phụ nữ trong hậu cung lên nắm quyền, có nguy cơ rất lớn xảy ra đảo chính nội bộ trong cung trong quá trình kế vị ngai vàng, vì vậy hoàng đế đã bãi bỏ các quy định về hoàng hậu. Hoàng đế có thể có bao nhiêu người phụ nữ nếu muốn nhưng họ không được nắm quyền trị nước.

Có lẽ, trong lòng của Tần Thủy Hoàng, A Phòng chính là hoàng hậu đẹp nhất của ông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật