Làm giàu thành công nhờ trồng loại cây quen thuộc
Sầu riêng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Lâm Đồng. Thời gian qua nhiều nông dân có thu nhập cao nhờ trồng sầu riêng. Điển hình nông dân Nguyễn Nghĩa Dũng ở huyện Đam Rông hiện đang có 7 ha sầu riêng thu hoạch khoảng 8 tỷ/năm.
Với quyết tâm làm giàu với loại cây quen thuộc ở địa phương, anh nông dân này không ngừng cố gắng học hỏi kinh nghiệm và đầu tư công sức.
Nông dân Nguyễn Nghĩa Dũng miệt mài chăm vườn cây tiền tỷ của gia đình.
Trước khi bén duyên với loại cây trồng tiền tỷ này, gia đình anh Dũng là nông hộ chuyên canh cây có múi gồm cam, quýt, bưởi, những giống cây ăn trái cũng cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, anh Dũng đã chuyển hướng sang chặt bớt cam, quýt, trồng sầu riêng thay thế. Diện tích còn lại, anh duy trì trồng cà phê và một số loại cây ăn trái thử nghiệm.
Bắt tay khởi nghiệp từ khoảng 10 năm về trước, anh Dũng trồng nhiều đợt sầu riêng khác nhau. Để không bị thâm hụt vốn ban đầu nông dân Nguyễn Nghĩa Dũng trồng đợt đầu gồm 4 ha.
Không ngần ngại tiết lộ bí quyết làm giàu với Báo anh Nguyễn Nghĩa Dũng chia sẻ: "Là nông dân, chúng tôi xác định phải canh tác những cây trồng cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn. Như gia đình tôi đã nhận thấy đất Đạ Rsal rất hợp với cây sầu riêng và đã nhanh chóng chuyển đổi bớt diện tích cam, quýt già cỗi, nhiều bệnh sang trồng sầu riêng".
Nắm bắt cơ hội làm giàu với cây sầu riêng, ngay từ ban đầu, khi xuống giống, anh Nguyễn Nghĩa Dũng đã xác định trồng với quy mô lớn, canh tác vườn thuần để có những vụ mùa cho trái đồng loạt. Theo anh, vườn có quy mô càng lớn, năng suất càng cao, nông dân càng dễ trong việc chăm sóc cũng như tiêu thụ. Và, anh đã chọn giống chuẩn, đó là giống sầu riêng Thái Monthoong cơm vàng hạt lép.
Canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP
Nhằm tăng năng xuất và giá trị cây trồng, gia đình anh Dũng đã đã canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước khi bắt tay trồng cây theo phương pháp này anh nhận thấy tiềm năng xuất khẩu của sầu riêng -"vua các loại trái cây" nên đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm.
"Trồng cây sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, có thể hơi mất công cập nhật, theo dõi nhật ký đồng ruộng, phải ghi chép cẩn thận giống, phân bón, thuốc men… nhưng bù lại, chi phí giảm và cây sầu riêng khỏe, bộ rễ rất tốt. Gia đình tôi tuân thủ nghiêm túc quy trình canh tác VietGAP theo quy định của ngành Nông nghiệp, vì vậy khi xây dựng mã số vùng trồng rất thuận lợi, gần như không phải thay đổi quy trình canh tác nhiều", anh Dũng nói với Báo .
Theo anh Dũng khi canh tác VietGAP, đất trong vườn sầu riêng an toàn, có hệ vi sinh vật có lợi phong phú, giúp hạn chế sâu bệnh. Các quy định như không sử dụng thuốc diệt cỏ, không phun thuốc ngoài danh mục…, anh Dũng tuân thủ từ lâu, giúp hệ sinh thái trong vườn an toàn. Canh tác VietGAP tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân đáp ứng được yêu cầu canh tác sầu riêng xuất khẩu.
Điều đáng nói sau thời gian học hỏi và thực chiến vụ sầu riêng 2024, gia đình anh Nguyễn Nghĩa Dũng có 4 ha sầu riêng cho trái, ước thu được 100 tấn. Đặc biệt, với số trái này đã được doanh nghiệp đặt cọc, sẽ thu hoạch phục vụ xuất khẩu vì vườn đã được cấp mã số vùng trồng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sầu riêng thời gian qua được mùa được giá. Ảnh minh họa.
Tại vườn sầu riêng rộng lớn sai trĩu quả, anh Dũng đã chốt bán với giá 81 ngàn đồng/kg, ước tính thu được 8 tỷ đồng. Theo anh nông dân này từ những năm sau, khi các diện tích sầu riêng lần lượt bước vào giai đoạn thu hoạch bền vững, sản lượng sẽ tăng dần lên, thu nhập của gia đình cũng sẽ tăng cao hơn con số 8 tỷ nói trên.
Dù có thu nhập "khủng" hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng anh Nguyễn Nghĩa Dũng vẫn duy trì diện tích cà phê bên cạnh diện tích sầu riêng. Theo anh Dũng, đa dạng hóa cây trồng giúp người nông dân an toàn hơn, giảm tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một loại cây trồng. Và, anh sẽ tiếp tục trồng lại cây có múi như cam, quýt, bưởi vì theo anh vùng Đạ Rsal rất hợp với cây có múi. Thị trường dành cho cây có múi cũng rất rộng và có nhu cầu lớn. Và tất nhiên, dù canh tác sầu riêng, cà phê hay cây có múi, anh Dũng vẫn thực hiện quy trình canh tác VietGAP, đảm bảo chất lượng trái cũng như giữ môi trường bền vững.
Ngoài làm giàu với cây trồng sầu riêng và cà phê, gia đình anh Nguyễn Nghĩa Dũng còn mở địa điểm thu mua, thu mua hết những diện tích sầu riêng nhỏ lẻ của bà con trong thôn, trong xã. Vừa làm giàu vừa giúp bà con nông dân khởi nghiệp với loại cây này. Anh Dũng luôn cung ứng giống cây trồng chất lượng cao cũng như sẵn sàng tư vấn cho bà con về kỹ thuật chăm sóc cây trồng với mục tiêu cùng nhau vươn lên phát triển kinh tế.
Nhiều hộ gia đình khởi nghiệp làm giàu thành công chỉ nhờ trồng sầu riêng. Ảnh minh họa.
Với những kết quả đạt được của gia đình anh Dũng, ông Nguyễn Viết Sương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Rsal đánh giá, anh Dũng là nông dân sản xuất giỏi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông cũng là người sẵn sàng áp dụng kiến thức mới, canh tác nông nghiệp hiện đại, an toàn, thân thiện với môi trường.
Cùng ở Gia Lai gia đình chị Nguyễn Thị Thanh cũng thu về hàng tỷ đồng từ 4 ha sầu riêng và nhãn.
Chị nông dân thu tiền tỷ nhờ trồng sầu riêng.
Trao đổi với báo Gia Lai về kinh nghiệm chăm sóc vườn cây cho năng suất cao, chị Thanh cho biết, theo thời gian, tán cây sầu riêng ngày càng rộng và năng suất cũng tăng dần. Khi sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh phải chú trọng việc bón phân, tưới nước đúng liều lượng và thời điểm, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa, đậu quả.
"Kinh nghiệm của tôi là trước khi sầu riêng ra hoa khoảng 1 tháng thì tưới nước đảm bảo độ ẩm vừa phải, sau đó bón thêm phân kali để cây ra hoa nhiều và đều hơn. Đến khoảng tháng 12 dương lịch hàng năm, sầu riêng ra hoa là tôi theo dõi và bón 3-4 đợt phân hữu cơ để cây đủ dinh dưỡng nhằm tăng tỉ lệ đậu quả.
Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả, tôi bón thêm phân kali cho cây để cơm ngon và dẻo hơn", chị Thanh chia sẻ.