Cổ nhân dạy rằng: “Lên 3 tuổi mới lớn, lên 7 đã già”. Câu này cho thấy việc nuôi dạy con ở độ tuổi 0-3 và 3-7 có thể quyết định tương lai con trẻ sau này. Thành tích của trẻ trong giai đoạn giáo dục sớm phần nào thể hiện diện mạo cơ bản của trẻ khi trưởng thành.
Còn theo những lý thuyết khoa học về nuôi dạy con cái hiện đại, thành tích phát triển của trẻ trong giai đoạn 0 đến 7 tuổi, khả năng tư duy, ngôn ngữ, phát triển thể chất của trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, cảm xúc, trí thông minh và khả năng học tập của trẻ. Về cơ bản, trí não của trẻ đã hoàn thiện 80% ở tuổi lên 3.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ 0-3 tuổi thường xuyên mâu thuẫn với cha mẹ, quấy khóc để bày tỏ quan điểm của mình. Những đứa trẻ này lớn lên sẽ có tính tự chủ cao, tự lập tốt.
Giai đoạn trước 7 tuổi, con cần cha mẹ giáo dục và chăm sóc nhiều nhất. Đặc biệt, nếu muốn con tương lai rộng mở, cha mẹ cần lưu ý 3 điều quan trọng dưới đây:
1. Sửa chữa những thiếu sót của trẻ
Ở độ tuổi 0-3 và 3-7 của trẻ, vấn đề kỷ luật của cha mẹ đối với con cái không chỉ đơn giản là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và phương tiện đi lại, nó còn là sự phát triển thể chất, tinh thần và tính cách của trẻ.
Về vấn đề giáo dục con cái, cha mẹ cần kiên quyết giúp con sửa chữa sai lầm, thiếu sót; thiết lập những giá trị đúng đắn. Khi con mắc lỗi, cha mẹ đừng vội phủ nhận hay buộc tội.
Thay vào đó, nên kiên nhẫn hướng dẫn và giúp con sửa sai, giúp con hiểu được vấn đề và sẽ không tái phạm nữa. Có như vậy, trẻ mới có thể hoàn thiện và vượt trội hơn trong quá trình phát triển sau này.
Giai đoạn trước 7 tuổi là giai đọan sửa chữa những thiếu sót của trẻ. (Ảnh minh hoa)
2. Biến gia đình thành điểm tựa vững chắc cho con
Gia đình chính là nền tảng vững chắc giúp con phát triển và vững bước trên đường đời. Trong giai đoạn giáo dục sớm, nếu cha mẹ chỉ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, sau này con lớn lên sẽ trở nên tầm thường và bình thường như cha mẹ chúng.
Ví dụ như, nếu cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn cãi vã, con cái chứng kiến sẽ trở nên bất an, thiếu tin tưởng vào gia đình, không dám bày tỏ, chia sẻ cảm xúc của mình với cha mẹ. Khi lớn lên, chúng sẽ dần xa gia đình, mối quan hệ với cha mẹ cũng dần trở nên lạnh nhạt.
3. Dạy học hợp với năng lực và năng khiếu của con
Việc giáo dục sớm rất quan trọng, đặc biệt cha mẹ cần quan tâm đến việc đào tạo, hướng dẫn con học tập với năng khiếu của mình. Tức là, cha mẹ nên tìm ra điểm mạnh của con, tạo điều kiện cho con phát triển tiềm năng của mình.
Có thể thấy, giáo dục con cái từ sớm không chỉ là việc chăm sóc, quan tâm trẻ mà còn là những “bài học đầu tiên trong đời” cha mẹ dạy con. Trong cuộc sống, đây là môn học bắt buộc đối với trẻ em và là môn học nuôi dạy con cái của cha mẹ với tư cách là giáo viên.