Đại học del Rosario, đơn vị dẫn đầu cuộc thám hiểm cho biết, hóa thạch của loài bò sát Puentemys mushaisaensis, ước tính dài khoảng 1,5m, được tìm thấy ở khu đô thị miền núi Socha, Đông Bắc Colombia.
Nguồn tin khẳng định, đây là phát hiện chưa từng có ở khu vực này và là chìa khóa để hiểu địa lý của Nam Mỹ trong thế Paleocen (cách nay 65 triệu năm) và Eocen (cách nay 56 - 33,9 triệu năm).
Nhà cổ sinh vật học Edwin Cadena nhấn mạnh rằng, việc hóa thạch được phát hiện ở khu vực cách mẫu vật tương tự tìm thấy trước đó 500km về phía Nam giúp các nhà khoa học tái hiện và hình dung cảnh quan ở phía Bắc khu vực Nam Mỹ trước đây, thay vì những ngọn núi cao tới hơn 5.000m so với mực nước biển như hiện nay thì có thể đã có các hồ được kết nối với nhau và những dãy núi thấp.
Phát hiện cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về môi trường nước ở phía Bắc khu vực Nam Mỹ trong kỷ Paleogen (cách đây khoảng 66 - 23 triệu năm), thời kỳ địa chất đầu tiên sau khi khủng long tuyệt chủng.
Kỷ này là khoảng thời gian động vật có vú tiến hóa từ các dạng nhỏ, đơn giản thành các động vật đa dạng. Nhiều hoạt động chuyển động lục địa cũng diễn ra trong khoảng thời gian này.