Uống nhiều rượu bia: Theo Hindustan Times, rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết "công suất" để xử lý và thải loại độc tố ra ngoài. Uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao gấp 4-5 lần so với những người bình thường khác. Ảnh minh họa:
Uống không đủ nước: Nước giúp loại bỏ mọi chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống ít nước khiến máu đặc hơn, dẫn đến việc gan khó lọc và thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, thận cần nước để hoạt động tốt. Thường xuyên uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận. Ảnh minh họa: Unsplash.
Ăn nhiều thịt đỏ: Thói quen ăn nhiều thịt đỏ của mọi người, đặc biệt là người trẻ, có thể gây hại tới cơ thể, nhất là gan và thận. Thông thường, chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa. Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu, có thể gây hại cho thận và gây nhiễm toan. Đây là tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Ảnh minh họa: Pexels.
Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống: Dù ở dạng đường fructose hay chất làm ngọt nhân tạo, cơ thể sẽ không thể dung nạp được nhiều đường, đặc biệt về lâu dài có thể dẫn đến bệnh gan. Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận. Ảnh minh họa: Hospitalcmq.
Ăn nhiều muối: Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là thách thức với gan và thận. Tuy nhiên, những người có thói quen ăn mặn thường xuyên nên hạn chế lại vì có thể tác động xấu tới hoạt động của gan, thận. Thông thường, 95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận xử lý. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của 2 cơ quan này. Ảnh minh họa: Healthdigest.
lạm dụng thuốc giảm đau : Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của gan và thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy gan và suy thận. Theo India Times, đặc biệt, những người có tiền sử mắc các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Ảnh minh họa: Nypost.
Hút thuốc: Đây là thói quen ảnh hưởng gián tiếp đến gan. Các hóa chất độc hại có trong khói thuốc lá dần dần đến gan, dẫn đến stress oxy hóa. Kết quả là gan bắt đầu sản sinh ra các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào gan. Ngoài ra, theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, hút thuốc cũng không tốt cho thận. Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu – dấu hiệu của tổn thương thận. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Lười vận động: Ngồi nhiều, ít vận động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan và thận. Những người không tập thể dục hoặc không tham gia các hoạt động thể chất dễ mắc bệnh gan hơn. Trong quá trình tập luyện, lỗ chân lông của cơ thể được mở ra và mồ hôi thoát ra ngoài, thúc đẩy quá trình thải độc - điều này rất có lợi cho gan. Trong khi đó, hoạt động thể chất nhiều hơn giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose, cả hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thận. Ảnh minh họa: Thrillist.