Tại sao lòng nhân ái lại quan trọng trong gia đình?
Thứ nhất, lòng nhân ái giúp tạo ra một môi trường tích cực, mọi người hỗ trợ lẫn nhau nên giúp trẻ có thêm lòng tin, sự tôn trọng. Lòng nhân ái cũng giúp cho gia đình thêm gắn kết.
Thứ hai, lòng nhân ái giúp giảm sự căng thẳng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh, có tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần chính là sự căng thẳng. Khi chúng ta có tấm lòng nhân ái, nó sẽ giải phóng oxytocin, còn được gọi là "hormone hạnh phúc", giúp giảm căng thẳng, bình tĩnh và thư giãn.
Thứ ba, lòng nhân ái giúp giảm xung đột. Những con người tử tế và có tấm lòng nhân ái, đứng trước xung đột họ sẽ ứng xử một cách nhẹ nhàng hơn để tìm ra tiếng nói chung. Những đứa trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, vui vẻ, ít xung đột có khả năng phát triển tốt hơn.
Thứ tư, lòng nhân ái giúp truyền cảm hứng cho người khác. Khi chứng kiến một hành động tử tế, tốt lành, não sẽ tiết ra một loại hormone mang lại cảm giác dễ chịu. Lòng tốt có tính lây lan, khi chúng ta thực hiện những hành động tử tế, chúng ta truyền cảm hứng cho người khác cũng làm như vậy.
Cách để cha mẹ cùng con thực hiện nuôi dưỡng lòng nhân ái
Thể hiện sự đánh giá cao và lòng biết ơn: Cha mẹ hãy dạy con bằng việc chính cha mẹ thể hiện lòng biết ơn và cảm ơn với những sự hỗ trợ giúp đỡ từ người khác. Bạn thực hành và dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, khen ngợi và thể hiện sự cảm kích khi nhận được điều gì đó từ người khác.
Lắng nghe tích cực: Một cách khác để thể hiện lòng tốt là tập lắng nghe tích cực. Điều này có nghĩa là cha mẹ dành toàn bộ sự chú ý cho con mình khi con đang nói và cố gắng hiểu quan điểm của con. Làm điều này cho thấy rằng, cha mẹ coi trọng suy nghĩ, cảm xúc và quan tâm đến những gì con nói.
Các thành viên trong gia đình giúp đỡ nhau, cùng nhau thể hiện lòng nhân ái
Đưa ra sự giúp đỡ và hỗ trợ: Cha mẹ sẽ hỗ trợ khi con cần và giúp đỡ người khác, giúp đỡ người thân trong gia đình họ hàng để con hiểu được về lòng nhân ái.
Ăn mừng những thành công: Điều quan trọng là phải ăn mừng những thành công và cột mốc quan trọng trong gia đình. Điều này có thể đơn giản như ghi nhận một việc nào đó mà trẻ hoàn thành tốt hoặc phức tạp như tổ chức một bữa tiệc để kỷ niệm một dịp đặc biệt.
Bằng cách ăn mừng những thành công, cha mẹ cho trẻ thấy rằng, họ coi trọng những gì trẻ làm và chú trọng tới một môi trường tích cực trong gia đình.