Loài cá kỳ lạ con cái dài 1 mét, con đực chỉ 7mm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hầu hết các loài cá lồng đèn cái đều dài chưa đến 30 cm, nhưng một số có thể dài tới 1 mét. Nhưng điều kỳ lạ là con cá lồng đèn đực chỉ dài khoảng 7 mm, chúng không cần săn mồi mà chỉ cần bám dính vào bụng con cái để tồn tại.
Loài cá kỳ lạ con cái dài 1 mét, con đực chỉ 7mm
Cá lồng đèn (Anglerfish) lần đầu được các nhà khoa học tìm thấy, mô tả và phân loại vào những năm 1830 của thế kỷ 19

Chúng sống ở độ sâu ít nhất 2000m, trong điều kiện hoàn toàn không có ánh sáng mặt trời

Trong khi nghiên cứu về loài cá này, các nhà khoa học không tìm thấy những con đực, họ không biết chúng như thế nào hay đang sinh sống ở đâu

Năm 1922, một nhà sinh vật học có tên Bjarni Saemundsson đã phát hiện thấy trên người của một con cá cái có hai con cá nhỏ hơn rất nhiều đang bám dính vào bụng của chúng

Ban đầu người ta cho rằng hai con cá nhỏ hơn kia là những con Anglerfish con đang bám theo mẹ. Tuy nhiên, người ta không phát hiện thấy dấu hiệu nào của trứng cá trước đó

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những con cá nhỏ hơn đó chính là những con cá đực, chúng bám trên người con cái

Vì kích thước khác biệt quá lớn,gây khó khăn cho việc xác định con đực trong một thời gian dài

Một con đực nhỏ hơn con cái tới khoảng 500.000 lần về khối lượng, và kích thước của nó chỉ dài khoảng 6-7mm. Con đực không cần săn mồi, mà chỉ cần bám dính vào bụng con cái để tồn tại

Chúng phụ thuộc hoàn toàn vào con cái về dinh dưỡng, như một dạng kí sinh, chúng có tập tính giao phối kì quái

Con đực sẽ cắn vào bụng con cái, chúng sẽ tiết ra một loại chất hóa học làm cho vùng này của con cái bị phân hủy. Con đực sẽ được coi như một bộ phận của con cái

Phần da của cả hai sẽ liên kết với nhau và tạo thành một thể, thậm chí những phần mạch máu của con đực và con cái cũng sẽ liên kết với nhau

Các cơ quan của con đực cũng dần bị teo lại, dần trở thành “bọc chứa tin‌ּh trù‌ּng” cung cấp cho con cái bất cứ khi nào con cái cần để thụ tinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật