Những thói quen ăn và ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Cũng chính vì thế, ngay từ xưa các cụ đã rất chú trọng tới vấn đề này. Đặc biệt, đối với giấc ngủ, có một câu thế này: "Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông".
Hướng nằm ngủ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ không?
Theo kênh "Danh y dưỡng sinh" (TQ) lý giải về quan niệm người xưa kiêng việc nằm ngủ "quay chân về hướng tây, quay đầu về hướng đông" và gợi ý về cách làm thế nào để có một giấc ngủ ngon.
Chất lượng giấc ngủ đêm hôm trước sẽ quyết định hiệu quả của việc học tập và làm việc cũng như cuộc sống vào ngày hôm sau, và cả sức khỏe tổng thể. Vì vậy, không ai trong chúng ta muốn trải nghiệm sự mệt mỏi của chứng mất ngủ!
Như tục ngữ đã từng nói, chọn một chiếc gối không đúng, càng ngủ càng khiến cho bạn khó ngủ, càng mệt mỏi. Khi ngủ, tâm ngủ trước, cơ thể ngủ sau, giấc ngủ sẽ khiến bạn trở nên xinh đẹp và khỏe mạnh hơn.
Khi ngủ không bật đèn, sáng thức dậy đầu sẽ không bị đau, không lo bị chóng mặt. Muốn ngủ nghỉ thư giãn, hãy nhớ rằng "không nên để chân quay về hướng tây, đầu quay về hướng đông". Đây là lý do ngủ cũng cần phải học hỏi, biết cách ngủ đúng hướng.
Mặc dù khoa học chưa chứng minh rõ rằng tại sao khi ngủ không nên để chân hướng tây, đầu hướng đông, cũng chưa có chứng cứ khoa học thực tế nào chứng minh điều đó là không nên, nhưng các ông cha từ nhiều đời truyền lại kinh nghiệm này, quả cũng có lý do và chúng ta không nên coi nhẹ. Giống như là một kiểu phong thủy trong khi ngủ vậy.
Khi mọi người xây nhà, họ chọn xây theo hướng nam - bắc. Một ngôi nhà như vậy có thể tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng và nơi tránh gió.
Xem hướng khi ngủ, là một cách vận dụng sự thuận tự nhiên
Người Trung Quốc xưa quan niệm mọi việc cũng như cuộc sống được chia thành âm và dương, sơn nam thủy bắc là dương, hướng ngược lại là âm. Sự hài hòa giữa âm và dương là điều quyết định nhiều đến hành vi, việc làm của người Trung Quốc từ xưa đến nay.
Bây giờ ở các vùng nông thôn, hầu hết mọi vật đều được bố trí theo hướng bắc - nam, rất hiếm khi thấy những ngôi nhà ở hướng đông - tây, vì từ trường của trái đất phân bố ở cực bắc - nam. Nếu ngủ theo hướng đông - tây, sẽ dễ bị xáo trộn nhất định bởi từ trường của trái đất.
Khi ngủ, từ trường trái đất xoay có thể có ảnh hưởng nhất định đến các tế bào và chức năng sinּh lּý của cơ thể con người. Một số người ngủ theo hướng đông - tây có thể có chất lượng giấc ngủ kém, thời gian ngủ kém và từ đó gây ra chứng mất ngủ.
Từ trường của chính con người chúng ta rất yếu. Nếu bạn ngủ ở hướng bắc - nam, đúng là hướng thuận theo địa mạo, từ trường của trái đất, sẽ có lợi cho sức khỏe của cơ thể con người. Có lẽ đây là hiệu ứng từ hóa của cơ thể con người.
Mặc dù chúng ta chưa hiểu thấu đáo về thiên nhiên, nên chúng ta sẽ giải thích hiện tượng kỳ lạ trên thế giới này theo những cách đơn giản nhất.
Nhưng tuân theo quy luật tự nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn kính sự vận hành tự nhiên của thiên nhiên, chúng ta có thể sống sót tốt hơn trong vòng tay của Mẹ Trái đất.
Người xưa đã dạy chúng ta sự thật bằng lời nói và hành động của họ, đồng nghĩa là sự kết tinh của trí tuệ và kho báu của người xưa gửi lại cho chúng ta, là một kiến thức vô giá.
Do đó, nằm ngủ hướng nào, quan trọng là bạn cảm thấy được sự yên tâm, thoải mái, thư giãn và dễ ngủ. Bên cạnh đó, tận dụng sự thuận theo tự nhiên để ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn.
Một số mẹo đơn giản giúp bạn ngủ ngon
Tuân thủ giờ giấc
Việc tuân thủ thời gian ngủ và thức dậy hàng ngày sẽ tạo đồng hồ sinh học tốt cho cơ thể. Dù ngày lễ hay cuối tuần, bạn vẫn nên duy trì thời gian biểu này để tránh cơ thể lơ là, khi bắt đầu lại sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, khi bạn trằn trọc, không thể ngủ được vào giờ đã đặt ra sau 15 phút. Hãy đứng dậy vận động nhẹ để cơ thể thư giãn và dễ dàng có cảm giác buồn ngủ hơn. Đừng cố gắng ép bản thân dính vào chiếc giường, bạn sẽ chẳng bao giờ chợp mắt được!
Chú ý thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, khi ăn quá no hay cơ thể quá đói đều gây phản ứng khó ngủ. Cần lưu ý không nên ăn bất cứ gì tối thiểu 2 tiếng trước khi lên giường. Cơ quan tiêu hoá của bạn cũng sẽ cần nghỉ ngơi trong khi ngủ. Bữa ăn quá gần giấc ngủ dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến hệ tiêu hoá bạn phải làm việc khiến cho giấc ngủ của bạn không đủ sâu và hiệu quả. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong lúc ngủ cũng không tốt cho các cơ quan như dạ dày và tuyến đường ruột, về lâu dài có thể gây thoái hoá và mắc các bệnh về tiêu hoá và bài tiết.
Ngoài ra, bạn không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh cơ thể phải thức dậy đi toilet vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ. Trước khi ngủ, tuyệt đối không sử dụng trà, cà phê hay thuốc lá vì đây là các chất kích thích gây khó ngủ.
Hạn chế ngủ ngày
Khi bạn ngủ vào ban ngày quá nhiều, cơ thể có thể sẽ vẫn tỉnh táo vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thật ra, giấc ngủ ban đêm quan trọng hơn ban ngày rất nhiều vì đây là khoảng thời gian các tế bào của cơ thể tái tạo và phục hồi. Việc thay đổi thời gian nghỉ ngơi sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, về lâu dài có thể tác động xấu đến sức khoẻ như suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược và làm giảm khả năng tập trung.
Việc chợp mắt vào ban ngày chỉ nên diễn ra từ 10 – 30 phút. Việc này vừa giúp cơ thể tỉnh táo, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ chính.
Tập thể dục
Chỉ 30 phút tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, việc tập thể dục nên bắt đầu vào buổi sáng sớm hay sau giờ làm việc. Tập thể dục trước giờ ngủ sẽ phản tác dụng, làm cơ thể trằn trọc do cơ thể chưa kịp hồi phục sau khi vận động mạnh đó bạn nhé.
Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng để cơ thể lấy lại năng lượng cần thiết bắt đầu ngày mới. Việc ngủ đủ giấc sẽ mang lại nhiều lợi ích. Dẫu biết rằng, công việc, học hành sẽ tác động ít nhiều đến thời gian ngủ nhưng hãy cố gắng sắp xếp khéo léo để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn nhé.