Linh, một học sinh cấp 3, không nghĩ ngợi gì khi nhận lời mời của một người bạn tới chơi ở huyện Mường Khương, tỉnh Cai. Thế nhưng người bạn này hóa ra là một kẻ lừa gạt; hắn ta kiên nhẫn dành cả năm trời để làm quen với cô bé 17 tuổi, gây dựng lòng tin để rồi trong chuyến đi chơi Mường Khương định mệnh đó, Linh bị bắt đưa sang , nơi cô phải cưới một người đàn ông hoàn toàn xa lạ.
"Nếu bạn bị bán (sang Trung Quốc), chắc chắn là bạn sẽ bị cưỡּng hiếּp. Nhiều khả năng là ai cũng bị như vậy", Linh kể lại.
"Tôi trở thành một người vợ ở đó. Tại căn nhà đó, tôi phải tuân theo tất cả những gì họ nói, nếu không thì tôi sẽ bị đánh. Họ đánh đập tôi mà không hề lo lắng, vì tôi không phải là người Trung Quốc".
Tại khu vực miền núi phía bắc Việt Nam, ngày càng có nhiều vụ mất tích của các cô gái như Linh, thậm chí có những cô bé mới chỉ 13 tuổi.
Bị bắt cóc rồi sau đó bị bán cho những kẻ buôn người, những nạn nhân này tiếp tục bị bán sang Trung Quốc để làm vợ những người đàn ông độc thân, nơi mà tình trạng mất cân bằng giới tính dân số khiến cho số lượng nam nhiều hơn đáng kể so với nữ, dẫn tới việc tìm vợ Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.
Ai cũng có thể là kẻ buôn người
Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới chung dài và hiểm trở, tạo điều kiện cho những kẻ buôn người đưa nạn nhân qua biên giới mà không bị phát hiện.
"Lợi nhuận khi buôn người là rất lớn. Những kẻ buôn người có thể thu về hàng chục nghìn USD cho mỗi giao dịch", ông Michael Brosowski, nhà sáng lập của tổ chức Blue Dragon Children Foundation có trụ sở tại Hà Nội,chuyên giải cứu nạn nhân buôn người, cho biết.
Từ năm 2012 đến 2017, hơn 3.000 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, trở thành nạn nhân của nạn buôn người, theo Bộ Công an Việt Nam. Con số thực tế có thể lớn hơn do nhiều trường hợp không được báo cáo.
Bà Caitlin Wiesen, giám đốc quốc gia của Chương trình Phát triển (UNDP), cho biết tình trạng nghèo đói ở vùng sâu vùng xa, trình độ học vấn thấp và thiếu việc làm đã tạo ra một môi trường nơi phụ nữ cảm thấy cần phải đi nơi khác để kiếm sống. Điều này khiến họ dễ trở thành nạn nhân của những kẻ vô đạo đức.
Ông Brosowski cho biết những kẻ buôn người sẵn sàng dành ra hàng tháng hoặc hàng năm trời để đầu tư thời gian, lấy lòng tin của nạn nhân để có thể thực hiện vụ mua bán vì lợi nhuận quá lớn.
Ông Michael Brosowski, nhà sáng lập tổ chức từ thiện Blue Dragon Children Foundation có trụ sở tại Hà Nội. Ảnh: Channel NewsAsia.
Không có một mẫu số chung cho những kẻ buôn người. Đó có thể là bất kỳ ai, từ những phụ nữ lớn tuổi cho tới các nữ sinh trẻ tuổi. Ông Brosowski cho biết những kẻ buôn người thậm chí còn đưa nạn nhân đi chơi xa nhiều lần trước đó để lấy lòng tin của họ, trước khi bán nạn nhân sang Trung Quốc.
Đánh đập cho đến khi nghe lời
Gia đình của Linh sống ở huyện Bắc Hà, cùng với Mường Khương và Si Ma Cai từng là ba huyện nghèo nhất của tỉnh Lào Cai. Người dân nơi đây phần lớn phụ thuộc vào trồng cây ăn trái quy mô nhỏ để kiếm sống.
Thu nhập bình quân đầu người ở Bắc Hà chỉ bằng khoảng 1/2 con số trung bình cả nước. Nhiều người dân ở những nơi xa xôi của huyện cảm thấy thật khó để thoát nghèo.
Linh bị đánh thuốc mê và bị bán cho một nhóm buôn người Trung Quốc. Cô không hay biết mình bị bán đi cho đến khi tới nơi, nhìn thấy người Trung Quốc và xung quanh ai cũng nói tiếng Trung. "Đó là lúc tôi nhận ra mình đã bị bán đi. Tôi đã rất hoảng sợ", Linh chia sẻ.
Cô bị đưa đi nhiều nơi và cuối cùng thì bị bán làm vợ cho một gia đình thường xuyên đánh đập cô. Nguyên nhân chỉ đơn giản là vì cô không nói được ngôn ngữ của họ.
"Bạn hoàn toàn phải nghe lời khi bạn ở đó", Linh cho biết.
May mắn là cha của Linh đã thành công trong việc đi tìm cô. Sau rất nhiều nỗ lực, ông phát hiện ra con gái mình tại một ngôi nhà ở tình Hồ Nam. Linh được cơ quan chức năng giải cứu sau đó.
Giang là một nạn nhân khác. Cô bị bắt cóc bởi một người bạn trong một phiên chợ vào năm ngoái. Cô cho rằng mình đã bị đánh thuốc mê, vì hoàn toàn không nhớ gì và khi tỉnh dậy thì mình đã ở Trung Quốc.
"Chúng tôi đi chơi ở chợ và khi trên đường về, họ đưa thẳng tôi sang Trung Quốc. Khi tôi biết điều gì đang xảy ra thì tôi đã ở Trung Quốc rồi", Giang kể lại.
Giang từ chối làm vợ người khác và hôm nào cũng khóc.
"Họ đe dọa là sẽ mổ tôi ra để bán lấy nội tạng nếu tôi không chịu lấy chồng. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ không bao giờ được trở về nhà nữa", Giang nói.
Tuy nhiên may mắn cho Giang, cô gặp một người đàn ông Việt Nam, người thương cảm với hoàn cảnh của cô và quyết định bán chiếc xe máy của mình để lấy tiền chuộc cô về. Toàn bộ sự việc diễn ra trong 5 ngày.
Nam giới TQ làm tất cả để có được vợ
Linh và Giang chỉ là số ít những người may mắn được trở về nhà sau khi trở thành nạn nhân bị bán sang Trung Quốc. Còn rất nhiều người khác vẫn đang mắc kẹt ở nơi đất khách quê người, trái với mong muốn của họ.
Song điều gì đã thúc đẩy nhu cầu tìm mua các cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất hành tinh với 1,4 tỷ người?
Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, áp lực văn hóa và sính lễ đắt đỏ đã buộc nhiều người đàn ông trong những gia đình nghèo ở Trung Quốc phải dùng đến các biện pháp cực đoan để tìm cho mình một cô dâu.
Chính sách "một con" của Trung Quốc, có hiệu lực vào năm 1979, đã ngăn chặn khoảng 400 triệu ca sinh, theo chính phủ nước này.
Cùng với truyền thống trọng nam khinh nữ, những điều này đã dẫn đến việc Trung Quốc trở thành nước mất cân bằng giới tính cao nhất thế giới. Theo ước tính, đến năm 2020 nam giới ở nước này sẽ nhiều hơn nữ giới 55 triệu nam.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều gia đình hướng tới các nước láng giềng như Việt Nam để tìm bạn đời cho con trai của mình.
Nhiều cô gái Việt Nam trở thành nạn nhân của nạn buôn người do tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc. Ảnh: Channel NewsAsia.
Tình trạng dư thừa nam giới dẫn đến thị trường béo bở cho những kẻ buôn người hoạt động. Cảnh sát Việt Nam đã điều tra hơn 1.000 trường hợp buôn người từ năm 2012 đến 2017 và bắt giữ hơn 2.000 người có liên quan.
Tin tốt là trung bình có khoảng 100 nạn nhân trở về mỗi năm từ Trung Quốc, theo ước tính của ông Nguyễn Tường Long, chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai.
Song thường các nạn nhân đã bị lạm dụng tìnּh dụּc và bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. "Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị ép làm gái mạּi dâּm. Do đó, hầu hết nạn nhân trở về đều bị chấn T.Tâm lý nghiêm trọng", ông Long cho biết.
Bên cạnh những vết sẹo tâm lý của bản thân, một số nạn nhân phát hiện ra mình thậm chí còn không được gia đình chào đón khi trở về nhà - đơn giản vì sự kỳ thị rộng rãi đối với những cô gái bị bán sang Trung Quốc.
Linh là người đã quen với cảm giác đó. Sự nhẹ nhõm của cô sau khi được trở về nhà sớm chuyển thành cảm giác giận dữ khi cô thấy mọi người có vẻ đang phán xét và soi xét mình.
"Mọi người nhìn tôi như thể tôi là một người xa lạ, nhưng đâu phải tôi muốn điều này xảy ra với mình", Linh chia sẻ.