- “15 tuổi, em đã phải trải qua bao nỗi đau. Nào là bị cưỡּng hiếּp nhiều lần, nào là dùng thuốc kích thích, nhậu nhẹt...”
Trên đây là những tâm sự với Trung tâm tư vấn của những đứa trẻ đã tận mắt chứng kiến và sống trong cảnh cha đánh mẹ. B.L gia đình không chỉ gây ra hậu quả nặng nề đối với người phụ nữ - nạn nhân trực tiếp mà còn có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đối với trẻ em...
Hận cha ghê gớm…
Đó là tâm sự của P.V. Tùng 12 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội). Đã hơn mười năm nay, mẹ con Tùng phải chung sống với thói vũ phu, thô bạo của người chồng, người cha. Thường xuyên, mẹ em phải đưa các con chạy trốn những trận đòn roi.
Tùng kể: “Không có chuyện gì thì thôi, chứ chỉ một hành động nhỏ làm cha tức giận là ông lại trút tất cả lên vợ. Có hôm, lang thang hơn 2 tiếng đồng hồ, mẹ em mới dám về nhà. Con bé út ra tận cổng làng đón mẹ. Nó bảo: “Nhìn mặt bố hằm hằm, lại không có mẹ về cùng, chúng con không dám hỏi nhưng con nghĩ là có chuyện. Anh Tùng cất hết dao búa rồi. Bố để một cái gậy to ở đầu giường. Mẹ đừng về...” Hai mẹ con lại ôm nhau khóc rưng rức. Khổ thân con bé, mới vài tuổi đầu mà đã biết lo cho mẹ.
Mẹ em giấu con những mâu thuẫn, va chạm, cãi vã, những lần bị chồng đánh. Nhưng cách hành xử của ba chúng em biết hết. Càng ngày chúng em càng xa lánh và hận ba ghê gớm. Tại sao mẹ em lại phải âm thầm chịu đau một mình? Tại sao mẹ không chống cự? Chúng em tìm cách bảo vệ mẹ thì ba càng đánh mẹ đau hơn”.
Nỗi ám ảnh về người cha vũ phu sẽ không bao giờ thôi làm Liên lo lắng, sợ sệt. Khó khăn lắm Liên mới bộc bạch: “Từ nhỏ, hai mẹ con em thường xuyên phải chạy trốn bố. Cứ thấy bóng cha về là em lại run như cầy sấy. Có lần, mẹ đưa em qua nhà ngoại, nhưng bố vẫn đuổi theo, và đánh”. Sau mỗi lần đánh mẹ, bố lại ôm ấp, vỗ về, song em không thể yêu bố như các bạn của mình. Hiện nay, sau rất nhiều khó khăn, mẹ em đã ly dị được. Hai mẹ con chuyển vào miền Nam để tránh sự phiền nhiễu từ bố. “Sống với mẹ, em thấy vui hơn. Nhưng em vẫn sợ, một ngày nào đó, bố tìm thấy hai mẹ con...”, Liên sụt sịt.
Không dám cho bạn bè biết nhà
Sống trong cảnh B.L, trẻ em thường chịu rất nhiều tác động xấu. Nó để lại những dấu ấn không phai mờ trong ký ức của trẻ em, mà còn làm biến đổi tâm tính của các em. Các em sẽ trở nên “già trước tuổi” và chẳng bao giờ có được sự hồn nhiên của tuổi thơ.
Em Vũ Xuân Q. 16 tuổi cay đắng nói: “Em không dám chơi thân với ai, không dám cho bạn bè biết nhà. Chị biết không, làm sao em dám cho bạn bè đến chơi trong khi mặt mẹ em đầy những vết bầm tím. Làm sao em dám cho bạn bè số điện thoại khi hễ bố em cầm máy là những câu nói cục cằn, thô lỗ. Hoặc văng vẳng trong điện thoại là tiếng đập phá, mắng chửi... Em xấu hổ lắm.”
Nhiều em tự cho mình là nguyên nhân chính của sự xung đột trong gia đình. Do đó, các em tự tìm “lối giải thoát” cho mình để cha mẹ khỏi cãi nhau hoặc để cha khỏi hành hạ mẹ như: bỏ nhà ra đi, tìm đến những người sẵn sàng “đón nhận” các em để dẫn đưa các em đến những việc làm bất hợp pháp. |
Bên cạnh những nỗi buồn, cô đơn, các em phải chứng kiến cảnh cha đánh mẹ thường hay cáu kỉnh, giận dữ, gây sự với người khác. B.L lại sinh ra B.L, khi nhận thức của con trẻ còn non nớt, chúng thường có cảm giác lẫn lộn về hạnh phúc, hay trách cứ, hay nghi ngờ và cho rằng B.L là đúng. Nhiều em có thói quen dùng B.L như là một thứ vũ khí cần thiết của cuộc sống; mọi rắc rối trong cuộc sống đều cần có B.L để giải quyết.
13 tuổi, Tú đã biết tập tành hút thuốc, có người yêu, và làm quen với rượu, bia. Gia nhập một băng đảng nhí chuyên đi trấn lột, ông bà nội Tú phải nhờ Công an đưa em vào Trung tâm giáo dưỡng. Sắp đến ngày Tú được về nhà, nhưng em lại tỏ ra không vui: “Ở nhà chán lắm chị à, “ông bà già” suốt ngày cãi nhau vì tiền. Sau đó lại tìm cớ đánh chửi nhau. Em chán lắm rồi”.
Hãy nghĩ đến nỗi đau của con cái
Con trẻ luôn muốn được sống trong một ngôi nhà có cả ba và mẹ, được trú ngụ ở nơi an toàn nhất là Gia đình. Thế nhưng, với nhiều trẻ em thì đó lại là nỗi ám ảnh và lo sợ bị B.L. Hỡi những người chồng, người cha vũ phu, trước khi cầm roi định đánh vợ, con mình xin hãy nghĩ đến nỗi đau của con cái. Chúng có tội tình gì khi phải chứng kiến và chịu đựng cảnh B.L?
Xung đột ảnh hưởng đến con cái Từ khi chào đời đến 3 tuổi: Chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên cãi vã, hoặc cha đánh mẹ (hay ngược lại), chắc chắn tâm lý các em sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Các em sẽ thường xuyên khó chịu, hay khóc lóc. Các em sợ bị bỏ rơi. Cha mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc hướng dẫn các em tập đi vệ sinh một mình và tập nói. Các em sẽ không phát triển về ngôn ngữ. Đặc biệt, các em sẽ khó có niềm tin. Từ đó, các em sẽ không phát triển được khả năng tự làm chủ lấy mình. Từ 4 đến 12 tuổi: Các em sẽ trở nên rất khó hướng dẫn. Tính tình trở nên hung hăng, sẵn sàng gây sự với những người xung quanh. Các em sẽ bắt chước lại những hành động, cử chỉ và lời nói của kẻ bạo hành. Có khi, các em sẽ dùng chính những hành động và cử chỉ thô bạo để phản kháng lại cha mẹ. Từ 13 tuổi trở lên: Các em càng trở nên bất trị vì không còn niềm tin vào những người trong gia đình, nhất là cha mẹ. Những cảnh bạo hành trong gia đình sẽ không bao giờ phai nhạt trong ký ức của các em và ảnh hưởng rất lâu dài. Các em sẽ khó hội nhập với xã hội, khó kết bạn và không bao giờ muốn nói về gia đình của mình. Vì sống cô lập, giấu diếm hoàn cảnh thực của gia đình mình, bị khủng hoảng về những cảnh bạo hành trong gia đình, tâm lý không ổn định, cuối cùng chính các em sẽ trở thành những kẻ bạo hành đối với những người khác. |
NN